CÁCH ĐẤU NÚT DỪNG KHẨN CẤP TRONG MÁY NÉN KHÍ
CÁCH ĐẤU NÚT DỪNG KHẨN CẤP EMERGENCY STOP
Nút dừng khẩn cấp (Emergency Stop) được sử dụng nhiều trong hệ thống điện, giúp máy dừng hoạt động khẩn cấp không thông qua bộ điều khiển. Bài viết sau trình bày nguyên lý hoạt động và cách đấu hai loại nút dừng khẩn cấp đặc trưng.
Có rất nhiều loại nút dừng khẩn cấp emergency stop khác nhau
Tại sao máy phải có nút nhấn dừng máy khẩn cấp?
Vì khi vận hành máy sẽ phát sinh những trường hợp máy chạy không đúng quy trình mong muốn gây hư hỏng máy và tai nạn lao động cần dừng hoạt động gấp để xử lý vấn đề.
Ở môi trường công nghiệp với máy có nguy cơ nguy hiểm tiềm ẩn như máy cưa, máy cán, máy ép, máy tuốt …. có gây tại nạn do người thao tác thì bắt buộc phải dùng Emergency Stop đề dừng ngay máy để tránh tai nạn, giảm thiệt hại do tai nạn xảy ra.
Nguyên lý hoạt động
Nút dừng khẩn cấp là loại nút nhấn có thiết kế đầu nút lớn giống hình tán nấm, trong trường hợp khẩn cấp có thể tác động dễ dàng, thân màu vàng, đầu nút nhấn có màu đỏ để dễ dàng nhận biết và khi bị tác động thì nút dừng khẩn duy trì trạng thái. Muốn trở lại ban đầu thì phải xoay đầu nút nhấn, bấm hoặc giật tùy thiết kế. Nút cần được lắp đặt ở các vị trí dễ nhìn thấy, thuận tiện tiếp cận để sử dụng.
Thông thường tiếp điểm sử dụng là tiếp điểm thường đóng, có nghĩa là lúc nào điện cũng qua tiếp điểm để cho máy hoạt động. Khi được tác động thì sẽ ngắt điện ra.
Nút dừng khẩn có nhiều hình dạng, nhưng nhìn chung chỉ chia ra 2 dạng: Nút tích hợp tiếp điểm hoặc nút rời
Cách lắp nút dừng khẩn cấp Emergency stop
Bạn cần dùng tiếp điểm thường đóng để lắp cho nút dừng khẩn cấp. Đấu 2 dây vào 2 đầu của tiếp điểm là được. Nút dừng khẩn cấp dòng tiêu chuẩn Teknic đấu tối đa 6 tiếp điểm. Tùy theo thiết kế, có thể cùng lúc dừng hệ thống này, bật hệ thống khác thay thế (Dùng kết hợp tiếp điểm thường đóng và thường mở).
Cách đấu nút dừng khẩn cấp emergency stop cho nút nhấn tiêu chuẩn
Cách đấu nút dừng khẩn cấp emergency stop cho nút nhấn tích hợp tiếp điểm
Một số ứng dụng
Ví dụ: ở Driver của động cơ servo ở chân EMG (Emergency) bắt buộc phải luôn đóng điện thì đầu ra của driver mới có thể hoạt động, tại vị trí này cần thiết phải dùng một nút nhấn dừng khẩn. Điều này đẩm bảo cho vận hành an toàn trong các khâu quan trọng.
Ví dụ: ở PLC Các contactor K1, K2 là các khâu không nguy hiểm vì vậy không cần thiết phải cắt mạch bằng nút dừng khẩn cấp S9. Các contactor K3, K4 dùng để điều khiển các động cơ, đây là khâu nguy hiểm nên nhất thiết phải bị cắt điện nếu nút dừng khẩn cấp S9 được ấn. Khi nút dừng khẩn cấp S9 được tác động thì contactor K5 mất điện, tiếp điểm K5 được nối với ngõ vào I0.4 (dùng cho dừng khẩn cấp) sẽ trở về trạng thái thường hở, chân COM trên PLC ngắt điện. Thông qua chương trình PLC dẫn đến cuộn dây contactor K3 và K4 sẽ bị mất điện.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về cách đấu nút dừng khẩn cấp Emergency stop, có thể liên hệ chúng tôi trong giờ hành chính qua sđt: 0907.900.575 (zalo). Trân trọng