Thông thường trục được lắp ráp với 2 cụm vòng bi (bạc đạn) (hai cụm tương đương nhau). Nói chung, một vòng bi (bạc đạn) giữ chặt vị trí trục khi lắp ráp vào và vòng bi (bạc đạn) kia cho phép dịch chuyển dọc trục. Bài viết này Tân Đại Long gởi tới bạn đọc một số ví dụ về lắp ghép vòng bi (bạc đạn)

STT Các ví dụ lắp ráp Vòng bi (bạc đạn) thích hợp Ứng dụng và thiết kế
A B
1  

Vòng bi (bạc đạn) tròn có rãnh sâu Vòng bi (bạc đạn) tròn có rãnh sâu
  1. Lắp ráp phổ biến.
  2. Vòng bi (bạc đạn) tròn có khả năng chịu tải trọng từ thấp đến vừa.
  3. Vòng bi (bạc đạn) cà na chịu tải trọng hướng tâm cao và tải trọng hướng trục.
  4. Một vành ngoài vòng bi (bạc đạn) phải di chuyển tự do theo trục để bù trừ sự giãn nở nhiệt
Vòng bi (bạc đạn)  cà na Vòng bi (bạc đạn)  cà na
2  

 

Vòng bi (bạc đạn) đũa trụ. Hình dạng N, NU Vòng bi (bạc đạn) tròn có rãnh sâu
  1. Lắp ráp phổ biến
  2. Vành trong của vòng bi (bạc đạn) trụ dịch chuyển làm triệt tiêu sự giãn nở nhiệt.
  3. Dùng vòng bi (bạc đạn) trụ ở vị trí chịu tải trọng cao.
  4. Vòng bi (bạc đạn) tròn có rãnh sâu chịu được tải trọng hướng kính. Không cho phép lệch góc.
3 Vòng bi (bạc đạn) đũa trụ. Hình dạng NH Vòng bi (bạc đạn) đũa trụ. Hình dạng N, NU
  1. Dễ dàng lắp ráp khi vành ngoài và vành trong yêu cầu lắp chặt.
  2. Không cho phép lắp lệch góc.
  3. Giãn nở nhiệt được triệt tiêu.
  4. Thích hợp cho các ứng dụng tải trọng hướng trục nhẹ.
4  

Vòng bi (bạc đạn) tròn có rãnh sâu Vòng bi (bạc đạn) tròn có rãnh sâu
  1. Tải trọng đặt trước cho phép độ chắc tốt.
  2. Lưu ý khi thiết kế tổng tải trọng đặt trước.
  3. Vòng bi (bạc đạn) tròn đỡ chặn chịu được tải trọng hướng trục và tải trọng đặt trước tốt hơn vòng bi (bạc đạn) tròn có rãnh sâu.
Vòng bi (bạc đạn) đỡ chặn Vòng bi (bạc đạn) đỡ chặn
5  

 

Vòng bi (bạc đạn) tròn có rãnh sâu Vòng bi (bạc đạn) đỡ chặn 2 dãy
  1. Rất tốt cho tải trọng vừa và tải trọng hướng trục từ hai phía.
  2. Khi sử dụng vòng bi bạc đạn tròn ở vị trí A và vòng bi (bạc đạn) 2 dãy ở vị trí B, vành ngoài của 1 vòng bi (bạc đạn) phải di chuyển tự do theo trục để bù trù giãn nở nhiệt. Nếu vòng bi (bạc đạn) hình dạng N, NU được dùng ở vị trí A, sự giãn nở nhiệt được triệt tiêu và chịu tải trọng hướng trục lớn hơn ở vị trí A.
đạn) đũa trụ. Hình dạng N, NU Vòng bi (bạc đạn) đỡ chặn 2 dãy
6  

Vòng bi (bạc đạn) tròn tự lựa Vòng bi (bạc đạn) tròn tự lựa
  1. Rất tốt cho việc có góc lệch nhỏ.
  2. Dùng măng xông đối với trục dài để hạn chế chi phí.
  3. Vành ngoài của vòng bi (bạc đạn) phải tự do di chuyển chống giãn nở nhiệt lắp ráp không đúng.
  4. Khả năng tải trọng hướng trục nhẹ đối với vòng bi (bạc đạn) và bình thường đối với vòng bi (bạc đạn) cà na.
Vòng bi (bạc đạn) cà na Vòng bi (bạc đạn) cà na
7 Vòng bi (bạc đạn) côn Vòng bi (bạc đạn) côn
  1. Trong các ứng dụng thông thường, lắp ráp trực tiếp (mặt đối mặt.
  2. Chịu tải trọng hướng trục cao.
  3. Khe hở dễ điều chỉnh lắp ráp thuận tiện cho cả vành trong, vành ngoài gắn chặt vào trục.
8  

Vòng bi (bạc đạn) côn Vòng bi (bạc đạn) côn
  1. Ráp trực tiếp (lưng đối lưng).
  2. Rất tốt cho sự chắc chắn của trục.
  3. Tốt cho lực mô men
  4. Tốt cho tải trọng hướng trục và hướng tâm lớn. Sử dụng cẩn thận tải trọng đặt trước hay khe hở.
Vòng bi (bạc đạn) đỡ chặn. Vòng bi (bạc đạn) đỡ chặn.
9   Vòng bi (bạc đạn) côn Vòng bi (bạc đạn) đũa trụ. Hình dạng N, NU
  1. Tốt cho tải trọng cao và độ chắc chắn hướng tâm và hướng trục.
  2. Khe hở ở phía A dễ dàng điều chỉnh.
  3. Giãn nở nhiệt được triệt tiêu bởi vòng bi (bạc đạn) trụ.
  4.  Trục phải thật thẳng.
10   Vòng bi (bạc đạn) đỡ chặn kép Vòng bi (bạc đạn) đỡ chặn kép
  1.  Tốt cho vòng quay chính xác và tải trọng nhẹ.
  2. Hai vòng bi (bạc đạn dùng thành cặp có tải trọng đặt trước.
  3. Trục phải thật phẳng.
  4. Vị trí lắp ráp trên đường trung tâm trục là DB (ráp lưng đối lưng); đường dưới là DT (ráp song song).
11  

 

Vòng bi (bạc đạn) tròn có rãnh sâu và vòng bi (bạc đạn) chà Vòng bi (bạc đạn) đũa trụ
  1. Vòng bi (bạc đạn) chà được lắp gần vòng bi (bạc đạn) hướng tâm để giảm sự biến dạng trục.
  2. Khi dùng vòng bi (bạc đạn) chà có trục nằm ngang điều quan trọng là luôn luôn giữ tải trọng của vòng bi (bạc đạn) chà.
  3. Nếu trục bị lệch hay lắp ráp sai dùng vòng bi (bạc đạn) chà có vòng đệm trượt.
Vòng bi (bạc đạn) đũa trụ và vòng bi (bạc đạn) chà Vòng bi (bạc đạn) đũa trụ
12  

 

Vòng bi (bạc đạn) cà na chịu tải Các loại hướng tâm khác nhau
  1. Vòng bi bạc đạn cà na chịu được tải trọng hướng kính chỉ bằng 55% hay ít hơn tải trọng hướng trục.
  2. Thích hợp tải trọng hướng trục cao.
  3. Tốt khi trục bị lệch hau gối đỡ không chính xác.
  4. Phải liên tục chịu tải trọng hướng trục.
  5. Sử dụng kết hợp vòng bi (bạc đạn) chịu lực hướng tâm ở tốc độ thấp đến tốc độ vừa phải.
  6. Dùng với tải trọng đặt trước.