Hai loại nam châm này thường được biết đến với tên gọi là Ferrite và Neodymium. Đây cũng chính là hai chất liệu hợp kim phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, hai dòng sản phẩm này lại có sự khác biệt rất đáng kể về lực từ tính vốn là yếu tố rất quan trọng. Do đó, bài viết này sẽ đưa ra những so sánh chi tiết về lực từ tính của hai loại nam châm trắng và đen này.
KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC TÍNH CỦA NAM CHÂM FERRITE VÀ NEODYMIUM
SO SÁNH CHUNG
NAM CHÂM TRẮNG (NEODYMIUM):
Đây là loại nam châm đất hiếm có lực từ tính vào loại mạnh nhất từ trước đến nay. Nhờ đó, chúng có thể hút các vật có khối lượng lớn hoặc nhiều tạp chất. Ngoài ra, giá thành rẻ hơn so với loại Samarium Cobalt đã giúp Neodymium được sử dụng rộng rãi. Quá trình sản xuất, chế tác nam châm từ Neodymium cũng tốn ít chi phí và dễ dàng hơn. Do đó, nam châm trắng Neodymium rất được ưa chuộng bởi đơn vị cung cấp, sản xuất và cả khách hàng hiện nay. Nhiệt độ làm việc cho phép của nam châm trắng rơi vào khoảng từ 60 – 80 độ C nhờ vào phương pháp thiêu kết.
Được chính thức thương mại hóa vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Cho đến nay, nam châm Neodymium đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của nền công nghiệp hiện đại. Hầu như tất cả các loại động cơ, máy móc, thiết bị ít nhiều đều có nam châm Neodymium. Thiếu đi nam châm, những vật này chẳng thể hoạt động hoặc không thể hoạt động trơn tru được. Có thể nói, lực từ tính đã tạo nên động năng lẫn quán tính để máy móc hay thiết bị hoạt động.
Khả năng chịu nhiệt và tác động ngoại lực tốt đã khiến nam châm Neodymium trở nên lý tưởng. Tuy vậy, loại nam châm này cũng sở hữu một số nhược điểm. Đó chính là dễ bị oxi hóa do sở hữu hàm lượng hoạt tính cao. Giá thành của nam châm Neodymium cũng khá cao so với loại Alnico hay Ferrite (nam châm đen).
NAM CHÂM ĐEN (NAM CHÂM GỐM FERRITE):
Nam châm Ferrite còn có tên gọi khác là nam châm gốm hoặc nam châm đen. Sản phẩm này nổi tiếng với khả năng chịu nhiệt cao rất tốt (lên đến 250 độ C). Đây là nhiệt độ độ hoạt động mà ít có loại vật liệu nào có thể chống chịu được. Do đó, nam châm gốm đen là sự lựa chọn hợp lý khi áp dụng vào các môi trường làm việc có nhiệt độ cao mà vẫn giữ được lực từ tính.
Bên cạnh đó, loại nam châm có màu đen rất đặc trưng, giúp dễ dàng nhận biết. Đây cũng được xem là một loại nam châm có nhiều ứng dụng chỉ đứng sau Neodymium. Nam châm Ferrite còn được biết đến dưới dạng một số nam châm ứng dụng, giáo dục có chất lượng vượt trội.
Dù sở hữu những ưu điểm có phần nổi bật song chúng cũng có một số nhược điểm cần lưu ý. Kết cấu giòn, dễ gãy vụn khi chịu tác động từ ngoại lực và lực từ tính lẫn kháng từ không cao so với
SO SÁNH VỀ LỰC TỪ TÍNH GIỮA NAM CHÂM NEODYMIUM VÀ FERRITE
SO SÁNH VỀ LỰC TỪ TÍNH GIỮA NAM CHÂM NEODYMIUM VÀ FERRITE
Trước tiên, đây đều là hai loại nam châm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. “Bộ đôi” này đã góp phần tạo nên những thiết bị, máy móc tân tiến hiện nay. Tuabin điện gió, máy phát điện, radio, loa,… đều ít nhiều có sự góp mặt của nam châm trong đó. Đồng thời, cả hai loại nam châm nói trên đều xuất hiện dưới nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Chính yếu tố này đã tạo nên sự đa dạng về lựa chọn cho các đối tượng khách hàng. Nhìn chung, nếu chỉ đánh giá về mặt lực từ, nam châm Ferrite hoàn toàn thua ngay từ đầu.
Để có thể so sánh một cách tổng thể về lực từ tính, chúng ta cần đặt hai loại nam châm này vào từng bối cảnh. Từ đó, có thể đưa ra đánh giá khách quan và chuẩn xác nhất về khía cạnh này. Hãy điểm qua một vài ứng dụng của nam châm đen và trắng trong thực tiễn:
ỨNG DỤNG VÀO CÁC LĨNH VỰC DÂN DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG
Ở khoản này thì nam châm Ferrite tuy có lực từ yếu hơn nhưng lại có nhiều ứng dụng hơn. Nam châm gốm đen xuất hiện trong các loại loa của điện thoại, radio, hàng thủ công. Ngoài ra, loại nam châm này còn được áp dụng để tạo nên nam châm dẻo và các loại đồ chơi. Phần lớn trong số này là đồ chơi giáo dục nhằm kích thích trí tưởng tượng, tò mò hoặc dạy học cho trẻ em. Ngoài ra, những động cơ đốt trong của ô tô cũng có sự tồn tại của các nam châm Ferrite.
Tuy là vậy, cần lưu ý là lực từ tính của nam châm Ferrite chỉ đủ để đáp ứng các nhu cầu kể trên. Về mặt tổng thể, cường độ lực từ của chúng vẫn còn cách một khoảng rất xa so với nam châm Neodymium.
ỨNG DỤNG TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO, CHẾ BIẾN VÀ SẢN XUẤT
Đây là lĩnh vực mà nam châm Neodymium chiếm ưu thế đáng kể nhất. Bạn hầu như có thể tìm thấy chúng ở bất kỳ ngành công nghiệp nào. Từ những thanh nam châm lọc sắt nhỏ cho đến những nam châm cứu hộ, nam châm điện cỡ lớn đều được sản xuất từ hợp kim đất hiếm này. Các nguyên tố đất hiếm cấu thành nên nam châm cũng ảnh hưởng đến lực từ tính.
Nam châm Neodymium được ứng dụng trong chế tạo động cơ công suất lớn cũng như động cơ điện. Ngoài ra, chúng còn được áp dụng trong các tuabin điện gió, tấm pin năng lượng mặt trời,… đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo lẫn công nghiệp xanh trong tương lai. Máy chụp cộng hưởng từ (CRI) cũng là một ứng dụng quan trọng của nam châm Neodymium.
Nhìn chung, ta có thể thấy được rằng nam châm Neodymium có nhiều triển vọng không thua kém gì “người anh em đen xì” của nó. Dĩ nhiên, đôi khi ưu điểm cũng trở thành điểm bất lợi. Do sở hữu lực từ tính quá mạnh nên đối với các nhu cầu sử dụng dân dụng thông thường. Chính điểm này đã vô tình giúp nam châm Ferrite “chiếm lĩnh” ưu thế ở phân khúc này.
TỔNG KẾT
Cả hai loại nam châm trắng và đen đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Tùy vào đặc điểm, tính chất mà chúng có những ứng dụng khác nhau, tạo nên sự phong phú về các tiêu chí để khách hàng chọn lựa. Tất nhiên, lực từ tính là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là tất cả. Nếu chỉ đánh giá mỗi khía cạnh này thì nam châm gốm Ferrite ắt sẽ thua ngay từ “ván đầu”. Một cái nhìn toàn diện và chi tiết sẽ giúp các bạn có thể lựa chọn được loại nam châm mà mình ưng ý nhất. Việc so sánh lực từ tính giữa hai loại nam châm Neodymium và Ferrite sẽ không còn cần thiết nữa.