cách đọc ký hiệu mạch điện điều khiển máy nén khí

Đối với những người sửa chữa máy nén khí thì việc đọc hiểu sơ đồ mạch điện rất quan trọng, các bản vẽ sơ đồ mạch điện kèm theo sách giúp ra hiểu được phần kết nối điện động lực, điện điều khiển của thiết bị máy nén khí.

bài viết dưới đây giúp ta đọc hiểu các ký hiệu cơ bản trong sơ đồ mạch điện.

  1. cach doc so do mach dien
    Làm thế nào để biết cách đọc sơ đồ mạch điện

Phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản về mạch điện
Để đọc và phân tích mạch điện một cách chuyên nghiệp bạn cần phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản trong đọc mạch điện đó là:
– Những điểm cùng ký hiệu sẽ cùng một điện thế, trong mạch điện thực tế chúng sẽ kết nối với nhau nhưng trong sơ đồ nguyên lý thì các điểm này không cần thiết phải nối với nhau. Điều này người kỹ thuật viên phải tự hiểu.

nguyen tac co ban ve mach dien
Các điểm cùng ký hiệu sẽ kết nối với nhau trong thực tế

– Những điểm giao nhau mà kết nối trong thực tế  thì phải đánh dấu chấm vào điểm giao nhau đó.

Quy ước đọc mạch điện

Phải thuộc các ký hiệu về nguồn điện và linh kiện điện tử
Trong sơ đồ mạch điện người ta biểu thị sự kết nối các linh kiện thông qua các ký hiệu của nó. Nếu bạn không nắm vững các ký hiệu này biểu hiện cho linh kiện nào thì bạn chắc chắn không thể đọc và phân tích được mạch điện dù chỉ là một mạch điện đơn giản nhất. Người kỹ thuật viên điện tử phải biết được các ký hiệu về mass, ground, Vcc, nguồn điện một chiều, nguồn điện xoay chiều, bóng đèn, quạt…..và hàng nghìn ký hiệu linh kiện khác.

ky hieu linh kien dien tu
Có hàng nghìn ký hiệu linh kiện điện tử mà một người học điện tử  phải nhớ

Phải nắm vững nhiều dạng mạch điện cơ bản 
Một người học điện tử không thể phân tích và đọc được sơ đồ mạch điện khi người đó không biết các mạch điện được xây dựng trên nguyên tắc nào ? Chúng được cấu thành từ những linh kiện gì ? Và tại sao các linh kiện đó lại được kết nối với nhau như thế mà không phải kết nối linh tinh ?  Nếu chỉ học và nắm vứng linh kiện điện tử thì bạn cũng chỉ hiểu về linh kiện đó khi chúng đứng một mình. Trong mạch điện thì các linh kiện được kết nối với nhau theo một quy tắc nào đó để tạo thành một mạch chức năng theo ý muốn. Các mạch điện chức năng này thường là những mạch điện cơ bản như mạch nguồn, mạch dao động, mạch tạo xung, mạch tạo trễ, mạch kích, mạch khuếch đại, mạch so sánh, mạch công suất, mạch biến đổi tín hiệu…. Tức là chỉ từ những linh kiện rời rạc như transistor, điện trở, tụ điện, cuộn cảm mà nhờ có sự biến tấu về cách mắc mà chúng ta cũng những mạch điện chức năng trên. Người học điện tử cần phải nắm vững những mạch điện chức năng này. Ví dụ ở dưới đây bạn có thể thấy rõ là cùng một linh kiện là transistor nhưng ở một mạch thì nó làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu còn một mạch nó làm nhiệm vụ tạo dao động. Nếu người học điện tử không chịu học tập những mạch điện cơ bản này thì trong một sơ đồ mạch điện lớn sẽ không biết chia nhỏ để phân tích.

mach khuech dai su dung transistor
Transistor trong mạch khuếch đại
Transistor trong mach dao dong
Transistor trong mạch dao động

Phải hiểu và nắm vững về mạch kỹ thuật số và vi xử lý
Các thiết bị điện tử ngày càng hiện đại và đã ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và vi xử lý rất nhiều . Do đó người học điện tử cơ bản cần phải biết về những ký hiệu của các cổng logic, những mạch điện cơ bản cho hệ thống vi xử lý như mạch dao động, mạch reset, mạch nguồn cho vi xử lý  cũng như ký hiệu của các tín hiệu đưa vào vi xử lý. Một sơ đồ mạch điện phức tạp sẽ bao gồm các khối mạch tín hiệu tương tự Analog kết hợp với khối mạch tín hiệu số Digital để tạo thành một mạch điện hoàn chỉnh. Để minh họa cho điều đó các bạn có thể nhìn vào một sơ đồ mạch điện như dưới đây

mach analog va mach digital
Mạch điện tương tự kết hợp với mạch điện tử số

Như vậy qua bài viết này bạn cũng đã hiểu rằng muốn đọc được sơ đồ mạch điện hay cách phân tích mạch điện chuyên nghiệp thì phải nắm vững 4 yêu cầu nêu trên. Khi các bạn đã đủ kiến thức thì một quá trình đọc mạch điện mau lẹ sẽ tự nhiên hình thành trong bạn.